menu

Ngả mũ trước cách nhường đường cho xe cứu thương cực thông minh của người Đức

Duy Thành 16:30 - 23/08/2018

Quả là một phương pháp thông minh, thế nhưng có những ý kiến cho rằng cách thức tạo làn dường cho xe cứu thương này có phần quá rắc rối và khác biệt với ... hầu hết các đất nước khác.

Nhường đường cho những phương tiện khẩn cấp là một điều cần phải biết đối với mọi đối tượng tham giao thông. Và nếu như phải kể đến một tấm gương sáng đáng để học hỏi về vấn đề này, chúng ta nên nhìn sang nước Đức.

Dưới đây là hình ảnh về cách người Đức nhường đường cho xe cấp cứu trên một đoạn đường cao tốc đông đúc: tài xế tạt sang hai bên để ra một con làn đường mở ở giữa cho phương tiện cấp cứu đi qua.


Một cảnh tượng "Rettungsgasse" trong năm 2017

Có thể nói đây là phương pháp hết sức hữu hiệu đối với một con đường đang ở trang thái lưu thông chậm hoặc tắc nghẽn, đứng im hoàn toàn. Tạo ra một làn đường thông thoáng ở giữa thay vì cố gắng tạo ra chỗ làn đường trống trải lệch hẳn về bên phải hoặc trái sẽ nhanh hơn, và tiện hơn cho các tài xế trên đường.

Phương pháp này có từ ngữ chuyên môn là “Rettungsgasse”, mang nghĩa “làn đường cứu hộ”, và thực tế là nó cũng chỉ mới ra đời trong thời gian gần đây mà thôi. Nó xuất hiện lần đầu trong sách giao thông năm 1973 ở Tây Đức, và chỉ nói rằng các tài xế phải tạo đường cho xe cứu hộ nói chung.


Một cảnh tượng nhường đường cho xe cứu hộ rất ấn tượng

Trong năm 1992, nước Đức thống nhất đã tuyên bố rằng các tài xế phải tạo ra một làn đường ở giữa, và điều này đã được khẳng định một lần nữa trong năm 2016 để nói rõ hơn cách các tài xế nên chia đường. Giờ đây, mọi thứ được làm theo cái mà được gọi là “nguyên tắc bàn tay phải”:


"Nguyên tắc bàn tay phải" để tạo làn đường cứu hộ của Đức

Tuy nhiên cũng phải nói thực rằng, nguyên tắc và luật lệ là thế, nhưng chỉ cần bỏ chút thời gian tìm kiếm trên Google, bạn có thể phát hiện rằng có rất ít người Đức nắm được cách nhường đường cứu hộ này. Kể từ năm 2015, các trang tin tức địa phương đã đăng tải nhiều bài viết giải thích nguyên tắc bàn tay phải, nhưng đáng buồn là có nhiều trường hợp làm xấu vẫn xảy ra.

Một số tài xế khẩn cứu có phàn nàn rằng đây không phải là hệ thống tốt nhất, bởi nó không giống như ở những đất nước Châu Âu khác (mặc dù nước Áo đã học theo, và Thụy Sĩ thì tự hỏi sao họ lại không có), và nó làm gia tăng thêm sự bối rối hơn cần thiết. Nhưng chính quyền Đức tin tưởng rằng đây là cách làm đúng, và họ sẽ bám lấy nó cho tới khi thế giới kết thúc.

Duy Thành
Đánh giá: