menu

8 chất liệu kỳ lạ nhất đã từng được sử dụng để làm ngoại thất ô tô

Duy Thành 23:03 - 27/08/2018

Tre, bìa các-tông hay sứ là những chất liệu tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ có thể thích để làm nên một chiếc ô tô, vậy mà qua trí tưởng tượng và bàn tay của những nhà thiết kế, chúng vẫn được áp dụng một cách hết sức khéo léo.

Trong thời hiện đại của sự khéo léo kỹ thuật, các nhà sản xuất ô tô đang nghiên cứu và phát triển nhiều dạng chất liệu khác nhau cho phần ngoại thất của các mẫu xe. Trong khi sử dụng nhôm, sợi cácbon, và thậm chí nhựa cho các tấm ốp thân vỏ để giảm bớt trọng lượng và cung cấp thêm sự chắc chắn là phương pháp phổ biến, một số nhà sản xuất đã thử chế tạo xe bằng những thứ… khác thường một chút.

Vì những lí do khác nhau, nhiều ý tưởng không bao giờ có thể trở nên phổ biến và được áp dụng rỗng rãi, nhưng chúng vẫn mãi được ghi chép trong sách sử như là lời minh chứng cho sự tài tình của ngành ô tô thế giới. Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua 8 dạng chất liệu bất thường đã từng được dùng để làm ngoại thất xe ô tô.

Giấy bìa cứng – Lexus IS


Lexus đã có nhiều bước tiến lớn trong thập kỷ trước, cung cấp những mẫu xe sang trọng có khả năng đối đầu với các cỗ máy Đức tốt nhất. Nhưng trong năm 2016, Lexus đã chế tạo một mẫu IS hoàn toàn bằng giấy bìa cứng, hay còn gọi là bìa các-tông. Mẫu IS đặc biệt này được dựng nên từ 1.700 miếng cắt la-de, dựa trên mô hình 3D của chiếc xe đã được tháo rời tới nhiều phụ tùng khác nhau và tái mô hình lại thành các bìa các-tông phẳng.

Ngay kể phần nội thất cũng được mô phỏng theo mẫu IS thật, hoàn thiện với cánh cửa đóng mở như thường. Đèn pha có thể bật sáng, và bánh xe có thể lăn, chiếc IS bìa các-tông có trang bị một mô-tơ điện và có thể chạy được thật.

Đậu tương – Ford


Henry Ford đã cách mạng hóa ngành ô tô bằng nhiều cách, nổi tiếng nhất với việc giới thiệu mô hình sản xuất theo dây chuyền. Nhưng người đàn ông tài năng này còn có rất nhiều ý tưởng khác, và trong đầu thập niên 1940, ông ấy đã chế tạo một chiếc xe sử dụng đậu tương trong quá trình sản xuất. Thân vỏ và tấm chắn bùn của xe đã được làm từ một hỗn hợp đậu tương, lúa mì, ngô, cây lanh, và cây gai dầu, giúp giảm nhiều trọng lượng so với xe sản xuất truyền thống của thời đó.

Bên cạnh cấu trình thân vỏ độc nhất vô nhị, chiếc xe còn chạy bằng nhiên liệu gai dầu, một thứ đã có thể thay đổi cả ngành ô tô và đánh dấu một bước chuyển sớm khỏi nhiên liệu hóa thạch. Đáng buồn, Thế Chiến II nổ ra, và tất cả quá trình phát triển đã phải tạm dừng. Ông Ford đã mất công đầu tư hàng triệu hecta đất cho dự án một cách vô ích. Có khi thế lại tốt, bởi chúng ta sẽ không muốn chiếc xe của mình làm thức ăn cho chuột.

Gỗ – Splinter


Gỗ được coi là nguồn nhiên liệu tốt nhất để đốt lửa, vậy nên sẽ thật lạ lùng nếu mang nó ra để chế tạo ô tô. Tuy nhiên, Morgan là nhãn hiệu xe nổi tiếng trong lịch sử cho việc sử dụng gỗ trong cấu trúc khung gầm sắt-xi của họ, và thậm chí Corvette C5 và C6 còn sử dụng gỗ balsa cho phần sàn của chúng.

Nhưng có một nhóm đã làm hơn thế. Joe Harmon và đội ngũ của ông đã bỏ ra 5 năm để phát triển một chiếc xe thể thao 2 chỗ làm gần như toàn bộ từ gỗ. Chiếc siêu xe Splinter thậm chí còn sử dụng thanh giằng bằng gỗ mại châu trong hệ thống lái của nó. Thực tế, những phụ tùng quan trọng không được làm từ gỗ chỉ là động cơ, hệ dẫn động, bảng tín hiệu, khóa, lốp, lốp và la-zăng. Splinter có thể đạt tốc độ 384 km/h, nhưng điểm trừ là nó có thể bị phân hủy bằng vi khuẩn hoàn toàn.

Spandex phủ pôliurêtan – BMW GINA Concept


Mẫu concept BMW GINA Light Visionary từ năm 2008 đã phô diễn xe biến hình lần đầu tiên. Nó sử dụng một khung gầm sắt-xi kết cấu không gian với thân vỏ dệt linh hoạt bằng điện tử được làm từ sợi spandex phủ pôliurêtan mà có thể thay đổi hình dáng dựa theo cơ chế máy móc bên dưới thân vỏ, hay “lớp da” của xe. Kể cả đèn pha cũng được điều khiển bằng lớp da mở ra như mí mắt. Đương nhiên, người đàn ông đứng sau dự án này là Chris Bangle, nổi tiếng với những phương thức thiết kế nghịch lí.

Ngoại thất spandex của GINA khiến chiếc xe có tính khí động cao rất cao, bởi lớp da có thể thích ứng ở nhiều tốc độ để cải thiện khí lưu.

Sứ – Bugatti Veyron L’or Blanc


Bugatti Veyron L’or Blanc được biết đến rộng rãi với tư cách là một mẫu Veyron đặc biệt có thân vỏ làm bằng chất liệu sứ. Trong khi điều này có thể không hoàn toàn đúng, thân vỏ vẫn có chất liệu hỗn hợp nhôm và sợi cácbon, L’or Blanc có thật là sử dụng sứ cho cả chi tiết ngoại thất và nội thất. Các chi tiết như nắp chụp bánh xe, nắp bình nhiên liệu, và các tấm ốp trang trí nội thất đều được làm từ sứ đậu tương bởi nhà thiết kế sứ Đức, Königliche Porzellan-Manufatur Berlin (KPM).

Mặc dù mẫu L’or Blanc có thể sử dụng sứ cho cả bên trong và bên ngoài, điểm ấn tượng nhất của nó là lớp sơn độc nhất vô nhị, sơn bằng kỹ thuật sơn sứ của KPM để tạo nên một thiết kế giống như chất lỏng có tính khúc xạ ánh sáng trên các đường cong của Veyron.

Tre – Phoenix


Trong những năm qua, người ta đã chứng kiến sự ra đời của không ít mẫu xe làm từ tre, và đáng nhắc đến ở đây là mẫu Phoenix (Phượng Hoàng). Nó là nỗ lực hợp tác giữa nhà thiết kế Philippines Kenneth Cobonpue và nhà thiết kế sản phẩm Đức Albrecht Birkner. Công trình mất 10 ngày để chế tạo, sử dụng kỹ năng của những người thợ dệt lành nghề. Không có một chi tiết máy móc nào được đưa vào Phoenix, bởi nó chỉ đơn thuần là nhấn mạnh tiềm năng sử dụng các chất liệu tự nhiên bền bỉ trong sản xuất ô tô.

Acrylic và sợi thủy tinh – Bricklin SV-1


Bricklin SV-1 có diện mạo rất ngầu, với dáng vẻ thể thao và cửa cánh chim cực chất. Nhưng cấu trúc của nó mới là điểm độc nhất và làm nổi bật lịch sử của Malcolm Bricklin trong việc sản xuất ô tô. Trước khi làm xe, ông ấy từng làm vòi hoa sen khi vận hành một công ty cung cấp ống nước. Ông ấy đã sử dụng những hiểu biết này khi bắt đầu làm xe, chế tạo các tấm ốp vỏ của SV-1 từ acrylic và sợi thủy tinh gắn kết.

Chất liệu này có khả năng chống sứt mẻ, và vết xước không ảnh hưởng tới màu sắc bởi chất liệu đã được ngâm tẩm với màu sắc. Màu sắc của xe cũng có thể thay đổi đơn giản bằng cách thay thế các tấm thân vỏ khác. Nhưng các tấm ốp vỏ này bị nhạt màu mạnh, và không chống chịu tốt trước nhiệt độ cao. Chưa kể sự gắn kết các chất liệu có tỷ lệ vỡ bất cứ khi nào có người phạm sai lầm sơn SV-1 với sơn lót dựa trên xăng dầu.

Thủy tinh plêxi – Pontiac Deluxe Six


Bạn có thể tưởng tượng ra mọi người đi lại với một lớp da trong suốt, lộ ra cơ bắp, nội tạng và mạch máu chay bên trong hay không? Trong năm 1939, Pontiac đã làm điều đó với một trong những chiếc xe của họ. Công ty đã chế tạo một chiếc Pontiac Deluxe Six với thân vỏ bằng thủy tinh plêxi và đậu tương. Được đặt biệu danh là “Ghost Car” (Xe Ma), nó chỉ là một chiếc xe để trưng bày ở triển lãm, mặc dù nhà sản xuất đã phải chi ra một khoản tiền lớn để chế tạo.

Cụ thể, Pontiac đã mất 25.000 USD để sản xuất Ghost Car, đắt hơn 1.000 USD so với một mẫu Deluxe Six thông thường. Chiếc xe đã được mang bán đấu giá trong năm 2011, nơi nó kiếm về 300.000 USD.

Duy Thành
Đánh giá: