menu

12 chiếc xe ô tô tuyệt vời đến điên rồ với... động cơ máy bay

Duy Thành 22:48 - 27/04/2019

Hẳn vì nhiều người biết động cơ máy bay lắp đặt trong những chiếc xe ô tô sẽ khiến mọi thứ trở nên “ngầu”.

Luôn có một sự kết nối giữa những chiếc máy bay và những chiếc xe ô tô. BMW tiền thân là một nhà sản xuất động cơ máy bay, đặc biệt dành cho quân đội trong cả Thế Chiến I và II. Fiat cũng đã lắp ráp những chiếc máy bay cho cả hai Thế Chiến trong khi Mitsubishi đã tạo ra những chiếc máy bay chiến đấu Japanese Zero trong Thế Chiến II. Rolls-Royce cũng đã lắp ráp động cơ cho những chiếc máy bay chiến đấu trong Thế Chiến II và vẫn lắp chúng cho hàng không dân dụng ngày nay.

Hãng Saab yêu thích việc liên hệ những chiếc máy bay chiến đấu tới những chiếc xe của họ trong quảng cáo dù những chiếc xe này không liên quan nhiều đến công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng, và Honda có chiếc máy bay tư nhân riêng của họ trong sản xuất. Thậm chí Ford đã từng bắt đầu cân nhắc tới dòng máy bay vận tải, một vài trong số chúng đang phục vụ hiện nay.

Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ cùng điểm qua những chiếc xe tuyệt vời từ thời xưa tới nay mà sử dụng động cơ máy bay thay vì một động cơ ô tô thông thường.

The Beast Of Turin


The Beast of Turin sử dụng khung gầm Fiat những năm 1907-08, được trang bị cùng động cơ 6 xi-lanh dung tích 28.4 lít quá khổ một cách điên rồ, tạo ra công suất 300 mã lực. Để dễ hình dung, giai đoạn đầu thế kỷ 20, các động cơ ô tô đã đạt đỉnh điểm tua máy khoảng 3,000 vòng/phút và 161 km/h đã được coi là nhanh. Đã có những kỳ vọng rằng The Beast of Turin có thể thách thức kỷ lục tốc độ trên đất liền vào thời đó là 203 km/h, nhưng cuối cùng, chiếc xe đạt tốc độ tối đa ở mức 145 km/h.

Brutus


The Beast of Turin là một mẫu xe thú vị, nhưng nó chưa phải là con quái vật thở ra lửa mà nhiều người đã thấy trong mùa thứ 18 của chương trình Top Gear. Mẫu Brutus thường sử dụng bộ khung được lắp ráp năm 1908 bởi American LaFrance, một công ty Mỹ nổi tiếng với những chiếc xe cứu hỏa, và động cơ máy bay V12 dung tích 46 lít được lắp ráp bởi BMW vào năm 1924. Mẫu xe thường tạo ra khá nhiều tiếng ồn, độ rung và công suất 500 mã lực ở tua máy chỉ 1500 vòng/phút, trong khi tiêu thụ một lít nhiên liệu trên mỗi km.

Sunbeam 1000-hp Mystery


Sunbeam là một công ty xe ô tô có trụ sở tại Anh Quốc mà đã chế tạo ra chiếc ô tô đầu tiên phá vỡ rào cản 322 km/h vào năm 1927. Còn được biết đến với cái tên “The Slug”, công suất thực sự của xe là gần xấp xỉ 900 mã lực được sản sinh bởi hai động cơ máy bay Sunbeam Matabele dung tích 22.4 lít.

Bluebird-Proteus CN7


Mẫu CN7 đã thay đổi cuộc chơi bằng việc sử dụng động cơ tua-bin trục khí Bristol-Siddeley Proteus. Đây đã là động cơ tua bin khí được sản xuất đại trà đầu tiên và sản sinh hơn 4.000 mã lực trong mẫu xe ô tô làm riêng mà huyền thoại Donald Campbell đã sử dụng để xác lập kỷ lục trên đất liền ở vận tốc 649 km/h. Campbell đã thất vọng do những điều kiện bất lợi không cho phép ông đi nhanh hơn, nhưng ông đã mất trong một tai nạn thủy phi cơ trước khi có thể thử lại lần nữa.

Thrust SSC


Thrust SSC được trang bị hai động cơ tua-bin cánh quạt Rolls-Royce Spey với buồng đốt sau và hiện đang giữ kỷ lục tốc độ trên đất liền khi được điều khiển bởi Andy Green, phi công chiến đấu của Không Quân Hoàng Gia Anh, ở tốc độ xấp xỉ 1228 km/h. Nó cũng là phương tiện mặt đất đầu tiên phá vỡ rào cản âm thanh.

Những số liệu của động cơ này thật đáng kinh ngạc, và về cơ bản, nó là một chiếc máy bay kèm 4 bánh xe và chỉ chạy trên mặt đất. Thrust SSC có công suất 102.000 mã lực, nặng hơn 10 tấn, đã đốt cháy 18 lít nhiên liệu mỗi giây trên đường chạy kỷ lục. Nói rõ hơn về tốc độ của xe, 1228 km/h nghĩa là 341 m/s  và là kỷ lục vẫn chưa bị đánh bại kể từ thời điểm xác lập năm 1997.

Lotus 56


Những động cơ máy bay không chỉ được sử dụng để đi nhanh trong những chiếc xe xác lập kỷ lục tốc độ trên đất liền. Vào năm 1968, mẫu Lotus 56 đã thi đấu trong giải Indy 500, được đẩy bằng động cơ máy bay tua-bin khí Pratt & Whitney đã qua điều chỉnh lại .Giải Indy đã cấm những chiếc xe động cơ tua-bin nên Lotus đã đưa xe đến vòng đua Formula 1 và dù nó chưa bao giờ thắng một cuộc đua, thiết kế của nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thiết kế xe đua F1 sau này.

Tucker 48


Nước Mỹ đã không chỉ cho chúng ta một số con quỷ tốc độ sử dụng động cơ máy bay mà còn đưa sự sáng tạo lên hẳn một nấc thang với mẫu Tucker 48 khét tiếng. Câu chuyện về Tucker thật đáng kinh ngạc, và sự lụi tàn sớm của nó dẫn đến việc chúng ta chỉ còn 47 chiếc tồn tại. Điều gây hứng thú cho chúng ta ở đây là Tucker đã dùng hết thời gian phát triển động cơ tối tân riêng của nó, mẫu 48 đã được chế tạo sử dụng động cơ trực thăng và máy bay Franklin 6 Series 6 xi-lanh phẳng đặc chế mà được đặt ở phía sau của xe.

Plymouth Air Radial Truck


Công ty Colorado Auto Parts đã chế tạo mẫu xe bán tải điên rồ Pymouth 1939 này bằng cách sử dụng động cơ hướng tâm làm mát bằng không khí 7 xi-lanh dung tích 12.4 lít từ mẫu máy bay Cessna 195. Gary Corns đã mua mẫu xe bán tải Plymouth nguyên bản nhưng để nó nằm một chỗ trong 30 năm cho đến khi ông và cha mình có thời gian và ý tưởng sẽ làm gì với nó.

Allison V12 Hot Rod


Vào những năm 1950, khi mới 16 tuổi, Cliff Hix đã thấy một chiếc xe với động cơ máy bay và nó đã gắn liền với ông từ đó. Ông đã tự thiết kế và chế tạo hệ thống treo và khung xe, sau đó lắp động cơ V12 từ một chiếc máy bay chiến đấu P-38 Lightning. Nó tạo ra công suất đẩy đáng kinh ngạc 1.840 mã lực ở tua máy 3000 vòng/phút.

V12 Rover SD1


Mẫu Rover SD1 thường được coi như mẫu Rover “đúng nghĩa” cuối cùng trước khi công ty Anh Quốc bị chìm vào bóng tối. Nó đã là một mẫu sedan hạng sang, đi kèm với động cơ Rover V8 chạy đường dài, nhưng Charley Broomfield đã cố gắng ép động cơ xe tăng Rolls-Royce dung tích 27 lít xuống dưới mui xe. Rolls-Royce Meteor là động cơ xe tăng, sau này được chế tạo bởi Rover, được dựa trên động cơ máy bay Merlin. Nó có thể sản sinh khoảng 650 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.500 lb-ft chỉ ở tua máy 2.500 vòng/phút.

Radial MR2 “Crushed Red Pepper”


“24 Hours of Lemons” là một series đua xe ở Mỹ, nhằm tôn vinh sự sáng tạo của việc đua bằng những chiếc xe rẻ tiền. Chiếc MR2 tham gia cuộc đua này vẫn giữ nguyên cấu hình động cơ giữa thân sau nhưng đã hoán đổi 4 xi-lanh cho động cơ Kinner R-55, được lấy ra từ một chiếc máy bay huấn luyện Ryan PR-22 Recruit của những năm 1940. Động cơ máy bay hướng tâm dung tích 8.8 lít chỉ tạo ra công suất 160 mã lực, ít hơn so với động cơ MR2 nguyên bản nhưng trông thú vị hơn nhiều.

Jet Propelled Beetle


Những động cơ hướng tâm thật tuyệt, nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta muốn thiêu cháy những tên ngốc thiếu kiên nhẫn trong các chiếc xe ngay sau lưng khi đợi đèn giao thông? Ron Partrick ở California đã giải quyết vấn đề này bằng cách bổ sung một động cơ tua-bin khí được điều chỉnh cho máy bay phản lực từ một chiếc trực thăng Sea King vào chiếc Beetle của mình. Với công suất 1.350 mã lực, nó có lẽ là chiếc New Beetle nhanh nhất trên đường phố, và nó có thể đi trên trên đường phố vì Patrick vẫn giữ lại động cơ Volkswagen nguyên gốc để đảm bảo tính hợp pháp cho chiếc xe.

Duy Thành
Đánh giá: