10 mẫu xe châu Âu mà bạn có thể chưa bao giờ biết
22:47 - 10/03/2022
Châu Âu là một lục địa gồm 44 quốc gia khác biệt, nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, sinh sống trong những nền văn hóa đa dạng. Khu vực này cũng là mái nhà chung của rất nhiều nhà sản ô tô, từ những thương hiệu lâu đời tồn tại cả trăm năm cho tới các thương hiệu nhỏ chỉ tồn tại trong một quãng thời gian ngắn. Do vậy, châu Âu có rất không ít những mẫu xe kỳ lạ mà có lẽ nhiều người chưa biết đến bao giờ, và dưới đây là 10 cái tên thú vị đáng được nhắc đến.
Tushek Renovatio T500
Vào năm 2012, tay đua người Slovenia Aljoaa Tushek thành lập công ty mang tên mình trên một sân bay quân sự cũ, nơi anh cũng xây dựng một đường đua thử xe. Trước đó, Tushek đã mua một chiếc xe kit K-1 Attack và có kế hoạch bán các phiên bản nâng cấp của mẫu xe này. Nhưng điều đó không đủ làm anh ta hài lòng, vì vậy Renovatio T500 đã được sinh ra với trọng lượng khoảng 1.090 kg.
Động cơ Audi RS4 V8 của nó có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong 3,7 giây. Thay vì ra mắt thị trường và khoa trương những con số lố bịch với tham vọng thái quá, Tushek tập trung vào việc chế tạo những chiếc xe hiệu suất cao động cơ đặt giữa thực tế. “Quái thú” hiện tại và được biết đến nhiều hơn của công ty là mẫu Tushek TS 900 trang bị hệ thống hybrid mạnh 950 mã lực.
Mini Moke
Mini Moke ban đầu được phát triển dưới vai trò một nguyên mẫu để phục vụ mục đích quân sự bởi những người tạo ra mẫu Mini nguyên bản. Tuy nhiên, thiết kế cửa nhẹ và không có nóc với khoảng sáng gầm thấp và bánh xe nhỏ đã thu hút thị trường dân dụng trên toàn thế giới, nhanh chóng tạo dựng một nhóm người hâm mộ trung thành. Khi xuất hiện dưới dạng dân dụng vào năm 1964, nó cũng có động cơ 4 xi-lanh 848 cc giống như mẫu Mini nguyên bản. Moke International Limited hiện sở hữu nhãn hiệu xe này và đã thiết kế lại nhãn hiệu để sử dụng cho thời hiện đại.
Qvale Mangusta
Khi Alejandro de Tomaso, cha đẻ của mẫu xe Pantera, cần một đối tác kinh doanh cho mẫu xe có tên là Bigua vào năm 1996, ông đã tìm đến một nhà nhập khẩu ô tô của Mỹ có tên là Qvale, công ty phụ trách mảng nhập khẩu xe Pantera và Maserati của Mỹ. Ý tưởng của Alejandro là tạo ra "một mẫu TVR của Ý", và kết quả là De Tomaso Mangusta, một cái tên được hồi sinh từ những năm 1970.
Khung gầm xe đã được thiết kế bởi nhà thiết kế Công thức 1 Enrique Scalabroni, người có lý lịch làm việc cho Williams F1 và Scuderia Ferrari. Thiết kế thân xe được thực hiện bởi Marcello Gandini của Lamborghini và Ferrari nổi tiếng, bao gồm cả phần mui gấp độc đáo. Ford đã cung cấp động cơ V8 dung tích 4.6 lít, và mẫu xe đã được ca ngợi hết lời khi ra mắt vào năm 1999 bởi các nhà báo ô tô về phong cách, nội thất bọc da, và khả năng xử lý của nó.
Tuy nhiên, mối quan hệ kinh doanh đã đổ bể, và sau đó người đứng đầu Qvale quyết định muốn mẫu xe được gắn tên công ty của mình - một cái tên mà chưa ai từng nghe nói đến bên ngoài ngành công nghiệp ô tô. Qvale đã đổ phần lớn tiền vào dự án, và cuối cùng, chỉ có 284 xe được bán.
MG XPower SV
Câu chuyện về Mangusta không kết thúc với Qvale. MG Rover của Anh Quốc đã mua lại Qvale vì mẫu xe này, với một phần lớn lý do là nó đã được hợp pháp đi trên đường phố ở Mỹ. MG đã tạo ra một công ty con hoàn toàn mới cho Mangusta, và công ty Thụy Điển Caran đã dành khoảng 1 năm để thiết kế lại nó cho việc sản xuất, cũng như hạ giá bán.
Peter Stevens, nhà thiết kế ngoại thất của McLaren F1, đã được chiêu mộ để làm cho mẫu xe hiệu suất cao trông hầm hố hơn. Tuy nhiên, mẫu xe vốn có xuất xứ từ Ý và phải trải qua 6 công ty khác nhau để đến Anh Quốc để hoàn thiện, do đó mà đắt hơn dự tính. Nó không bán chạy chút nào trong năm ra mắt 2003. Tổng cộng, hơn 80 chiếc MG XPower SV đã được chế tạo, với thị trường châu Âu và châu Á chia nhau đa số, ngoại trừ một chiếc đến được đất Mỹ. Sự thất bại này là một trong những lý do khiến MG phải đóng cửa về sau đó.
Mazzanti Evantra
Mazzanti Automobili có khởi đầu là một doanh nghiệp phục chế xe nhỏ và hiện có hai bộ phận. Một bộ phận vẫn tiến hành các dự án phục chế xe, và bộ phận kia có trách nhiệm thiết kế, phát triển, chế tạo những chiếc siêu xe thủ công. Cho đến nay, chỉ có Evantra là có sẵn, cho dù nó có ba phiên bản. Nó không phải là loại siêu xe tinh vi nhất vì nó được chế tạo trên khung gầm hình hộp và trang bị động cơ Chevrolet LS7 V8, tuy nhiên, động cơ đó lại được đặt ở giữa.
Một phần sức hấp dẫn của Evantra là nhờ thân vỏ và nội thất có thể đặt tùy chỉnh toàn bộ, cùng với khả năng đạt tốc độ 100 km/h trong 3,2 giây, và đạt tốc độ tối đa hơn 349 km/h. Phiên bản cao cấp nhất, Evantara 781, có cả phiên bản đường phố và đường đua, với công suất 781 mã lực, cho phép đạt mốc 100 km/h trong chỉ 2,8 giây.
Lotec Sirius
Công ty Lotec của Đức khởi nghiệp với công việc chế tạo xe đua vào những năm 1960, trước khi chuyển sự chú ý sang những tấm ốp thân vỏ làm bằng sợi thủy tinh hậu mãi cho xe Porsche. Nó chuyển sang chế tạo các bộ phận hậu mãi cho Mercedes và sau đó vào năm 1990, công ty được giao nhiệm vụ chế tạo siêu xe độc nhất vô nhị cho một doanh nhân Nhật Bản. Một chiếc khác được ủy quyền từ UAE. Chiếc thứ hai đã mất 5 năm để chế tạo và được trang bị động cơ tăng áp kép Mercedes-Benz V8 dung tích 5,6 lít, công suất 1.000 mã lực.
Tiếp theo, Lotec đã tiến hành với mẫu siêu xe sản xuất đầu tiên của mình mang tên Sirius. Mẫu xe này được trang bị động cơ Mercedes-Benz V12 tương tự như Pagani Zonda, và được tuyên bố có thể sản sinh 1.000 hoặc 1.200 mã lực tùy thuộc vào chế độ cài đặt. Công ty đã tận dụng kiến thức sản xuất phụ tùng và đua xe của mình, và chế tạo chiếc Sirius bằng những chất liệu công nghệ cao cùng hệ thống treo lấy cảm hứng từ xe đua. Đáng tiếc, công ty chỉ làm được duy nhất một chiếc, và không bán được chiếc nào. Hiện nay, Lotec chủ yếu làm bánh xe cho các thương hiệu xe Đức.
Renault 5 Turbo II
Renault 5 Turbo là một trong những mẫu xe hatchback hiệu suất cao nổi bật nhất trong những năm 1980. Mặc dù nó được gọi là Renault 5, nhưng nó có rất ít điểm chung với mẫu xe tiết kiệm động cơ đặt phía trước do Pháp sản xuất. Nó là câu trả lời của Renault đối với xe đua việt dã Lancia Stratos, vì vậy không giống như Renault 5 tiêu chuẩn, phiên bản Turbo có động cơ đặt phía sau người lái thay vì có hàng ghế sau. Động cơ 4 xi-lanh cũng có bộ tăng áp Garrett AiResearch T3 bổ trợ và tạo ra công suất 158 mã lực tại 6.000 vòng/phút.
Tuy nhiên mọi việc chưa dừng lại ở đó, một khi Renault chế tạo xong 400 chiếc để giúp 5 Turbo hợp lệ tham gia đua, đội ngũ kỹ sư của công ty đã tiến hành tạo nên một phiên bản đi đường phố giá rẻ hơn bằng cách thay thế các phụ tùng xe đua với phụ tùng có sẵn ở nhà máy. Renault cũng loại bỏ ghế và mặt táp lô của Bertone, và thay thế chúng bằng các bộ phận của R5 Alpine. Thế nhưng, đây mới là điều quan trọng, các kỹ sư của Renault đã chế tạo Turbo II tốt đến mức nó có hiệu suất gần với các chiếc 5 Turbo bản đi đường phố ban đầu. Renault đã lên kế hoạch bán 3.000 chiếc Turbo II ở thị trường Mỹ, nhưng chuyện đó cuối cùng đã không xảy ra.
Spania GTA Spano
Câu chuyện về Spania GTA Spano là một câu chuyện quá đỗi quen thuộc. Một tay đua kết thúc sự nghiệp và anh ta muốn phát triển một mẫu xe thể thao để đưa vào sản xuất. Trong trường hợp này, câu chuyện lấy bối cảnh ở Tây Ban Nha, và Domingo Ochoa là người kết thúc sự nghiệp giám đốc đội đua và muốn chế tạo một mẫu siêu xe. Sau nhiều năm phát triển dựa trên động cơ Dodge Viper V10, phiên bản sản xuất của GTA Spano đã ra mắt lần đầu vào năm 2013. Tuy nhiên, động cơ V10 đã được bổ sung một bộ siêu nạp, mang lại công suất lên tới 900 mã lực và 1.000 Nm mô-men xoắn cực đại.
Thế hệ thứ hai đã xuất hiện vào năm 2015, lần này với động cơ tăng áp kép Viper V10, tạo ra công suất 925 mã lực và 1.220 Nm mô-men xoắn cực đại. Đối với thế hệ thứ hai, Spania GTA đã làm việc với công ty công nghệ nano Graphenano của Tây Ban Nha, và tuyên bố sử dụng chất liệu graphene trong thân vỏ để cải thiện độ cứng của cấu trúc đồng thời giảm trọng lượng.
Adamastor P003RL
Một câu chuyện lâu đời khác là mẫu xe thể thao trọng lượng nhẹ được thiết kế để hoạt động tốt như một mẫu siêu xe, nhưng với chi phí chỉ bằng một nửa. Lần này là đến từ Bồ Đào Nha, nhưng công thức vẫn như vậy trong khi các bộ phận cấu tạo xe lại phụ thuộc vào ngân sách. Chiếc xe do Adamastor chế tạo có nguồn gốc từ đường đua và thường bao gồm khung gầm bằng nhôm hình ống, thiết lập hệ thống treo có thể điều chỉnh, thân xe bằng composite trọng lượng nhẹ, và động cơ đáng tin cậy nhưng có thể độ được từ một nhà sản xuất lớn.
Trong trường hợp này, đó là động cơ Ecoboost của Ford ở dạng 4 hoặc 6 xi-lanh được gắn ở giữa xe. Từ đó, bạn có thể lựa chọn hộp số sàn hoặc hộp số tự động của Ford, hoặc thậm chí “chất hơn” là hộp số tuần tự với lẫy chuyển số. P003RL là mẫu xe thứ ba của công ty, và RL là chữ viết tắt của Road Legal.
Donkervoort D8 Cosworth
Donkervoort đã không gây được tiếng vang lớn bên ngoài Hà Lan cho đến khi mẫu D8 của họ biến thành bản sao của Lotus và Caterham 7. Hầu hết những người mê xe giờ đây đều quen thuộc với D8 như một mẫu xe thể thao dị thường được chế tạo với thái độ “không thỏa hiệp” của Donkervoort. Tuy nhiên, D8 Cosworth không chỉ đơn giản là một bản sao của Caterham 7; nó là chiếc Caterham 7 mà bạn muốn vào cuối những năm 1990.
Nó đã được trang bị động cơ tăng áp 4 xi-lanh huyền thoại được phát triển cho Ford Sierra Cosworth. Không có thiết bị hỗ trợ lái và chỉ nặng 634 kg, Donkervoort D8 Cosworth là một mẫu xe rất lợi hại. Nó đạt công suất 280 mã lực, sử dụng dẫn động bánh sau, và một tay lái điêu luyện trên đường đua khô ráo có thể gia tốc từ 0-100 km/h trong 4,1 giây.