menu

Nhìn lại sự nghiệp của CEO quá cố Sergio Marchionne - người đã vực dậy cả đế chế Fiat-Chrysler

Duy Thành 16:04 - 26/07/2018

Trong thời gian nắm chức ở Fiat, Marchionne đã đẩy giá trị của công ty lên hơn 10 lần bằng cách tái cấu trúc mảng kinh doanh ô tô và tách biệt từng tài sản.

Vào ngày hôm qua 25 tháng 7 năm 2018, cựu CEO của Fiat-Chrysler, Sergio Marchionne đã qua đời bởi biến chứng sau ca phẫu thuật vai và để lại nhiều nỗi tiếc thương cho gia đình và đồng nghiệp trong ngành ô tô thế giới. Để tưởng nhớ vị CEO được nhiều người yêu mến và tôn trọng, chúng ta sẽ cùng nhìn lại chặng đường của ông Marchionne trong lĩnh vực ô tô nói chung và đặc biệt là đối với Fiat-Chrysler.

Được lựa chọn làm CEO của Fiat SpA trong tháng 6 năm 2004, ông Marchionne đã đưa nhà sản xuất xe Ý từ bờ vực phá sản lên Sàn Chứng khoán New York, nơi ông ấy đã rung chuông trong ngày 13 tháng 10 năm 2014, để đánh dấu sự ra đời của Fiat Chrysler Automobiles NV, công ty có trụ sở tại Luân Đôn được tạo ra khi Fiat mua lại nhà sản xuất xe gốc Detroit.

Ông Marchionne, người tự miêu tả mình là người sửa chữa công ty, là CEO thứ 5 của Fiat trong vòng chưa tới 2 năm khi ông ấy lên tiếp quản. Marchione đã thay thế Giuseppe Morchio, người đã rời bỏ công ty sau khi gia đình tỷ phú Agnelli từ chối trao cho ông vị trí chủ tịch và CEO khi chủ tịch lúc bấy giờ Umberto Agnelli qua đời vì ung thư.

Sergio Marchionne, cựu CEO Fiat-Chrysler, đã qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm 2018

Sergio Marchionne, cựu CEO Fiat-Chrysler, đã qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm 2018

Ông Marchionne đã được trao tay một nhà sản xuất ô tô vưa thua lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2003. Tới năm 2005, ông ấy đã giúp công ty quay trở lại mức lợi nhuận bằng cách kiếm được khoảng 2 tỷ USD từ một liên minh với General Motors, cho nghỉ hàng nghìn công nhân, giới thiệu các mẫu xe mới, và giảm thời gian đưa xe mới ra thị trường từ 4 năm xuống chỉ còn 18 tháng.

Trong năm 2009, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo rằng Fiat sẽ tiếp quản Chrysler LLC, giải cứu công ty Mỹ khỏi cảnh phá sản. “Tôi không quan tâm ông ấy là một giám đốc cứng rắn thế nào, ông ấy đã cứu công ty chúng tôi,” Cass Burch, một chủ đại lý Chrysler và Jeep ở Georgia, nói. “Ông ấy xứng đáng một bức tượng đồng.

Thương vụ này đã mang lại cho Marchionne “một cảm giác trách nhiệm khổng lồ,” ông ấy nói trong một bài phỏng vấn năm 2011. Văn phòng trên tầng 4 tại trụ sở Turin của Fiat của ông ấy đã được trang trí với một tấm áp phích đen trắng với chữ “competition” (cạnh tranh) và một bức tranh Picasso có khẩu hiệu, "Mọi hành động sáng tạo là một hành động của sự phá hủy đầu tiên."

Trong thời gian nắm chức ở Fiat, Marchionne đã đẩy giá trị của công ty lên hơn 10 lần bằng cách tái cấu trúc mảng kinh doanh ô tô và tách biệt từng tài sản. Một trong số những sản phẩm phụ lớn nhất là danh sách của nhà sản xuất siêu xe Ferrari NV năm 2015, nơi ông Marchionne cũng đã đảm nhiệm vai trò CEO và chủ tịch.

Ông Marchionne nổi tiếng là một người cứng rắn, thẳng thắn và ăn mặc lôi thôi

Ông Marchionne nổi tiếng là một người cứng rắn, thẳng thắn và ăn mặc lôi thôi

Thái độ thẳng thắn và ăn mặc lôi thôi của Marchionne, ông ấy hiếm khi mặc gì khác ngoài quần jean và áo len dài tay màu đen, đã khiến ông ấy nổi bật trong giới doanh nhân Ý luôn chỉn chu. Ông ấy biết cách đi nhanh và tận hưởng cảm giác lái nửa tá Ferrari của mình. “Khi bạn đang bực mình, không có gì tốt hơn chuyện này,” ông ấy nói khi nhấn chân ga chiếc Enzo mà đen tại một đường thử xe của công ty trong năm 2014, và đẩy xe lên tốc độ 192 km/h cho tới hơn 320 km/h.

Tiếp sức bằng cả tá cốc café espresso một ngày và nhiều gói thuốc lá Muratti, ông ấy đã gây bão ở Fiat, sa thải hầu hết các quản lý cao cấp, rồi làm điều tương tự ở Chrysler trong năm 2009, tuyển thêm hàng loạt người mới chỉ trong ngày tiếp quản thứ hai của mình.

Ông ấy cũng biết rằng tốc độ có thể rất nguy hiểm. Trong năm 2007, ông ấy đã đâm nát một chiếc Ferrari giá 350.000 USD trên một con đường cao tốc ở Thụy Sĩ. “Trong ngành xe, đôi khi bạn va chạm,” ông ấy nói. Nhưng kể cả khi ông ấy phải nhận nhiều chỉ trích từ các chính trị gia và liên đoàn vì cắt giảm việc làm và chi phí, ông Marchionne tranh luậ rằng đi chậm còn có thể nguy hiểm hơn nữa. Khi ông ấy tiếp quản cả Fiat và Chrysler, ông ấy đã luôn duy trì, các công ty cần một sự thay đổi lớn để sinh tồn.

Ông Sergio Marchionne ở triển lãm ô tô Geneva năm 2012

Ông Sergio Marchionne ở triển lãm ô tô Geneva năm 2012

Ông Marchionne “đã giúp xây dựng một công ty tăng trưởng có thể cung cấp việc làm ổn định và chắc chắn,” phó chủ tịch Hội Công nhân Ô tô Thống nhất, Cindy Estrada nói. “Tầm nhìn thành công của ông ấy đã thay đổi cuộc sống của nhiều người. Đó là một di sản giàu có.

Chủ tịch Bill Ford của Ford Motor đã khen tặng ông Marchionne “là một trong những người lãnh đạo được tôn trọng nhất trong ngành, người có sức sáng tạo và sự quyết tâm táo bạo đã giúp phục hồi tài chính cho Chrysler.

Sergio Marchionne đã có kế hoạch rời Fiat trong năm 2019, nhưng với tình trạng sức khỏe của ông bị suy giảm nhanh chống, ông ấy đã được thay thế trên vai trò CEO của Fiat Chrysler bởi Mike Manley, giám gốc nhãn hiệu Jeep và Ram, còn Louis C. Camilleri lên tiếp quản Ferrari.

Duy Thành
Đánh giá: